ALS (xơ cứng teo cơ) là căn bệnh nan y vô cùng nguy hiểm, hiếm ai có thể sống quá 20 năm nếu mắc phải. Thế nhưng Stephen Hawking đã làm được điều thần kỳ hơn thế.
Stephen Hawking được coi là nhà khoa học vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học hàng đầu thế giới đương thời, sự ra đi của ông vào ngày 14/3 là mất mát lớn của nhân loại.
Stephen làm say mê hàng vạn người yêu khoa học bằng các công trình đồ sộ của mình mà lớn nhất trong số đó có thể kể đến như: “Thuyết Vụ Nổ Lớn và thuyết vũ trụ tĩnh tại, Các kỳ dị và Hình học của Không – Thời gian hay nổi bật hơn cả là Lược sử thời gian và các nghiên cứu khác về lỗ đen…”.
Nhưng phải nhấn mạnh rằng, sự vĩ đại của thiên tài vật lý này không chỉ nằm ở những đóng góp khoa học mà nó còn đến từ cuộc đời đầy xúc cảm, truyền cảm hứng đến hàng vạn người.
“Thiên tài bạc mệnh”
Từ bé, Stephen Hawking không có một kết quả học quá xuất sắc, cũng không dành quá nhiều thời gian cho việc học (chỉ khoảng 1 tiếng/ngày khi ở đại học) nhưng bản thân ông lại tỏ ra đặc biệt nổi bật đối với các môn khoa học.
Kết quả, Stephen trở thành sinh viên của trường Oxford khi mới chỉ 17 tuổi và xếp hạng nhất vài năm sau để chuyển sang đại học danh giá bậc nhất nước Anh là Cambridge!
Khi các thành tựu đang liên tiếp đến thì đó cũng là lúc ông phát hiện ra mình mắc phải căn bệnh nan y Xơ cứng teo cơ (ALS – Amyotrophic Lateral Sclerosis) và chỉ có thể sống thêm được hai năm nữa.
Đây là hội chứng khiến các tế bào thần kinh bị tê liệt, cơ thể sẽ dần đơ cứng đến khi liệt hẳn. Mắc bệnh này, Stephen gần như liệt hoàn toàn ngoại trừ hai ngón tay của bàn tay trái, ngoài ra, ông còn bị cắt mất thanh quản và buộc phải gắn liền với chiếc xe lăn, giao tiếp thông qua một thiết bị hỗ trợ giọng nói.
Theo thống kê, những người mắc căn bệnh quái ác ALS thường chỉ sống thêm được từ 2-5 năm. Trong số đó, 50% sống sót đến năm thứ ba, 20% qua được năm thứ năm và chỉ 5% số người mắc còn sống sau 20 năm.
Stephen Hawking không chỉ may mắn nằm trong số 5% ít ỏi kia mà ông còn làm được nhiều hơn thế. Sống chung với căn bệnh nan y suốt 55 năm đã là kỷ lục nhưng kỳ tích nằm ở chỗ, suốt khoảng thời gian đó, ông vẫn cống hiến hết chất xám của mình cho nền khoa học thế giới.
Và chính Stephen Hawking trở thành vĩ nhân hiếm hoi đủ khả năng để người ta so sánh với nhà bác học A. Einstein!
“Điều kỳ diệu luôn ở quanh ta!”
Đó chính là niềm cảm hứng mà Stephen Hawking đã truyền tải tới hàng triệu người!
Nhưng điều kỳ gì đã giúp cho một người đàn ông bình thường có thể sống thêm tới 55 năm dù mắc phải căn bệnh quái ác ALS?
Tiến sĩ Lucie Bruijn, nhà khoa học của Hiệp hội ALS, cho biết: “Ước gì chúng tôi biết được vì điều đó sẽ gợi ý ra những phương pháp để điều trị. Tuổi thọ của ông ấy thật đáng kinh ngạc, tôi nghĩ rằng có rất ít người có tuổi thọ cao như vậy”.
Một số chuyên gia y tế đã cho rằng Hawking đã sống được lâu đến vì ông đã phát bệnh khi còn rất trẻ. Tổ chức này tuyên bố hầu hết mọi người được chẩn đoán trong khoảng từ 40 đến 70. Hawking được chẩn đoán ở tuổi 21.
Nhưng đây chỉ là một lý thuyết chưa được chứng minh. “Không có đủ bằng chứng để thực sự cho điều đó”, Lucie nói. “Người ta có thể tưởng tượng rằng rõ ràng nếu bạn còn trẻ, cơ thể bạn có thể đối phó tốt hơn với một cái gì đó thì thật là sai lầm”.
Theo Nigel Leigh, giáo sư về thần kinh học thuộc trường King’s King đã nói trong bài báo:
“Chúng tôi thấy rằng sự sống sót ở bệnh nhân trẻ tuổi tốt hơn đáng kể và điều này được đo trong nhiều năm. Trong số những người trong độ tuổi 50 và 60, có 50% cơ hội sống sót sau bốn năm”.
Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, những thông số trên vẫn chưa đủ để chứng minh cho giả thuyết đó.
Pam Shaw, giáo sư về thần kinh học tại Đại học Sheffield của Anh, nói với tạp chí rằng cô cũng không chắc tại sao một số người sống lâu đến với căn bệnh này.
Bà nói: “Các bạn càng già đi thì căn bệnh này phát triển ngày một nhanh hơn, bệnh tình sẽ ngày một nặng hơn, nhưng chúng tôi thực sự không hiểu được tại sao một số người lại sống sót lâu hơn những người khác”.
Bruijn cho biết: Chất lượng chăm sóc bệnh nhân – dù là hỗ trợ hô hấp hay ăn uống – cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ALS. Và chính Hawking cũng từng chia sẻ với Tạp chí Y học Anh rằng ông đã nhận được một chương trình chăm sóc điều dưỡng 24 giờ. Điều này đồng nghĩa với việc Stephen luôn được chăm sóc một cách chu đáo nhất.
Bruijn cho biết cuộc đời của Stephen Hawking thật phi thường. Hơn bất cứ điều gì, Hawking phục vụ như một nguồn cảm hứng cho những người có ALS.
Stephen nói: “Tôi có vài nơ-ron vận động bị mắc bệnh trong suốt cuộc đời của mình. Tuy nhiên, nó không ngăn cản tôi có một gia đình hạnh phúc, hay thành công trong công việc. Tôi thực sự may mắn khi nhờ sự trợ giúp của Jane, các con và nhiều tổ chức, cá nhân khác mà tình trạng của tôi đã tiến triển chậm hơn so với bình thường.
Nó cho thấy rằng một người không nên mất đi hy vọng”.
Cho đến nay, vẫn chưa một tổ chức nào có thể chắc chắn về điều kỳ diệu trong trường hợp bệnh ALS của Stephen Hawking nhưng có lẽ cũng chính niềm hy vọng, sự đam mê với khoa học cũng như những trợ giúp đến từ gia đình, người thân mà ông có thể lạc quan sống suốt 55 năm dù cho mắc phải căn bệnh quái ác.
Nguồn: USA Today